Trẻ xem tivi, điện thoại, máy tính bảng… hay bất cứ thiết bị màn hình điện tử nào trong thời gian dài đều nhận phải những tác hại nhất định. Nhất là trường hợp xem hơn 1 tiếng mỗi ngày. Nguy hại hơn nữa là với trẻ dưới 18 tháng tuổi thì ảnh hưởng xấu càng lớn.
Ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, khả năng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng đọc và phân tích; Làm giảm tập trung; Sợ và giảm giao tiếp với người khác, đặc biệt là giao tiếp mắt.
Không chỉ thể, trẻ còn có thể gia tăng các vấn đề về hành vi và tâm lý như bạo lực, la hét, đánh, cáu, cắn người khác, dễ sợ hãi…
Trẻ càng dành nhiều thời gian trước màn hình lúc 12 tháng tuổi thì sóng não tần số chậm hơn, được gọi là sóng theta, càng mạnh hơn so với sóng beta tần số cao.
Tiến sĩ Evelyn Law, người đứng đầu nghiên cứu và là thành viên của Phòng thí nghiệm Khoa học thần kinh nhận thức trong thời gian nghiên cứu sinh tại Bệnh viện nhi Boston, giải thích: “Tỷ lệ theta/beta cao hơn cho thấy trạng thái kém tỉnh táo hơn và có liên quan đến tình trạng mất tập trung”.
Khi cho trẻ sử dụng màn hình điện tử, cha mẹ hãy lựa chọn cho trẻ những chương trình được thiết kế hữu ích để dạy trẻ những thứ thực sự nên biết, phù hợp độ tuổi như ngôn ngữ hay toán học. Nhưng bất kể nội dung gì, theo lời khuyên của các chuyên gia, hãy giới hạn thời gian sử dụng màn hình điện tử cho trẻ một cách có kỷ luật, bình quân dưới 01 tiếng mỗi ngày và có sự kiểm soát nội dung của người chăm sóc.
Biên tập: FasTracKids Việt Nam
Tài liệu tham khảo:
- Bác sĩ Anh Nguyễn, nhà nghiên cứu về Dinh dưỡng, Gen và Y học Hành vi (Anh), Tạp chí Nhi khoa và Nuôi dạy con cái của JMIR;
- Trang thông tin điện tử của Bệnh viện Nhi Boston.
---
FasTracKids – Cùng con nuôi dưỡng niềm cảm hứng học tập, hình thành kỹ năng học tập suốt đời.